Nguồn gốc Sokushinbutsu

Xác ướp (hay còn gọi là "nhục thân") Sokushinbutsu của Huệ Năng, ở Thiều Quan, Quảng Đông, Trung Quốc.

Có tồn tại ít nhất một xác ướp cổ 550 tuổi tự ướp xác của một tu sĩ Phật giáo tên Sangha Tenzin ở vùng phía bắc dãy núi Himalaya của Ấn Độ, có thể được nhìn thấy trong một ngôi đền ở làng Gue, Spiti, Himachal Pradesh.[3] Xác ướp này đã được tái phát hiện vào năm 1975 sau khi tòa phù đồ cũ bảo tồn nó bị sụp đổ và theo ước tính nó đã tồn tại từ khoảng thế kỷ 14, ngay sau khi Hồi giáo truyền đến Ấn Độ và Phật giáo đã hoàn toàn biến mất ở quốc gia này. Nhà sư này có khả năng là một nhà tu hành dzogpa-chenpo của Tây Tạng và các xác ướp tương tự như thế đã được tìm thấy ở Tây TạngĐông Á.[4] Việc bảo quản được xác ướp đó trong ít nhất 5 thế kỷ qua có thể là do sự khô cằn của khu vực này và thời tiết lạnh.

Theo Paul Williams, các tập tục khổ hạnh Sokushinbutsu của Shugendō có khả năng được truyền cảm hứng bởi Không Hải (Kūkai) – người sáng lập ra Phật giáo Shingon (Chân ngôn tông), đã kết thúc cuộc đời của mình bằng cách giảm dần ăn uống và sau đó dừng là ăn uống hoàn toàn, trong khi đó vẫn tiếp tục thiền định và tụng kinh. Các phong tục tự ướp xác khổ hạnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc nhưng gắn liền với truyền thống Ch'an (Thiền tông) của Trung Quốc.[5] Các thực hành khổ hạnh khác tương tự như Sokushinbutsu cũng được biết đến, chẳng hạn như tự thiêu (tự hỏa táng) ở Trung Quốc, một điển hình là tục tự thiêu của Đền Fayu vào năm 396 sau Công nguyên và nhiều thế kỷ tiếp theo đó.[6] Đây được coi là bằng chứng của một vị Bồ Tát từ bi hỷ xả.[7]

Liên quan